##Vai trò của một doanh nhân
Theo Segal, Borgia and Schoenfeld (2005), doanh nhân là một người “người tự kinh doanh, người bắt đầu, tổ chức, quản lý và chịu trách nhiệm cho một doanh nghiệp […]”. Doanh nhân còn là một người sẵn sàng đón nhận những rủi ro tài chính để bước đến thành công. Wickam (2006) cũng có quan điểm tương tự khi đề cập đến rủi ro khi trở thành một doanh nhân. Theo Wickam (2006) “Khái niệm rủi ro thường gắn liền với doanh nhân”.
##Nhiệm vụ của một doanh nhân
Theo Wickam (2006), doanh nhân là một người thực hiện một dự án cụ thể và tham gia vào việc đạt được mục tiêu đề ra. Một doanh nhân phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Làm chủ tổ chức: Doanh nhân thường làm chủ doanh nghiệp của họ, có nghĩa là họ sẽ là người đầu tư và quản lý doanh nghiệp. Nhưng ngày nay, nhiều doanh nhân chỉ là quản lý cho doanh nghiệp và họ chọn phương án quyền cổ phần.
- Thành lập những tổ chức mới: Doanh nhân không chỉ thành lập nên tổ chức của riêng họ mà còn góp vồn vào những tổ chức sẵn có để mở rộng và phát triển hoặc xác nhập với những tố chức sẵn có.
- Đem đến những ý tưởng mới cho thị trường: Nhiệm vụ của doanh nhân là tìm kiếm sự độc quyền ngắn hạn bằng cách phát minh ra sản phẩm hoặc dịch vụ mới và đưa chúng ra thị trường.
- Nhận diện cơ hội thị trường: Theo Wickham (2006), cơ hội là “ [...] một khoảng trống trong thị trường nơi có tiềm năng để làm điều gì đó tốt hơn và do đó để tạo ra giá trị”. Một nhiều vụ khác của một doanh nhân là tìm hiểu những lỗ hổng mà đối thủ của họ để lại nhằm đem đến một sản phẩm hoặc dịch vụ mới mẻ, hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
- Ứng dụng chuyên môn: Điều quan trọng là một doanh nhân phải có kiến thức chuyên môn về lĩnh vựa mà họ đang làm, nhưng điều làm nên sự khác biệt giữa một doanh nhân và một nhân viên bình thường chính là khả năng đưa ra quyết định trong việc phân bổ nguồn nhân lực.
- Sự lãnh đạo: Sự lãnh đạo là một yếu tố quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp. Một doanh nhận khó mà tự mình mang ý tưởng của họ đến thị trường. Họ cần có sự hỗ trợ của những người bên ngoài và bên trong tổ chức.
Theo Wickham thì đó là những nhiệm vụ mà một doanh nhân phải làm. Trở thành một doanh nhân không chỉ là mang đến những ý tưởng mới lạ và sáng tạo, mà còn phải đưa những ý tưởng đó ra ngoài thị trường vào đúng thời điểm và quản lý những người sẽ hỗ trợ cho dự án. Doanh nhân là người chịu trách nhiệm cho tổ chức của chính mình và hầu hết thời gian họ sẽ phải chấp nhận rủi ro tài chính cá nhân bởi vì sự thành công của tổ chức sẽ không thể đến nếu không có rủi ro.
##Khi nào và vì sao họ sẵn sàng để đón nhận những rủi ro?
Điều gì khiến những doanh nhân này sẵn sàng để đón lấy những rủi ro thay vì làm việc cho một người khác? Gillade và Levine (1986) giải thích rằng các cá nhân được thúc đẩy trong tinh thần kinh doanh bởi hai lực gọi là lý thuyết Đẩy và lý thuyết Kéo.
The push theory
Lý Thuyết Kéo là khi một người quyết đinh khởi nghiệp bởi bởi các tác động tiêu cực bên ngoài như không hài lòng trong công việc, khó tìm việc, mức lương không phù hợp hoặc lịch trình không linh hoạt.
The pull theory
Lý thuyết Kéo là khi một cá nhân đang tìm cách trở nên độc lập, để tự hoàn thiện và giàu có. Peter (2012) nói thêm rằng một lý do tại sao mọi người muốn thành lập công ty là “nắm bắt những gì họ coi là cơ hội không thể cưỡng lại hoặc để giải quyết một vấn đề khó chịu”.
Hai lực lượng có thể thúc đẩy một cá nhân thành lập công ty của riêng mình. Hai lực này có thể được phân loại là lực bên trong và lực bên ngoài. Cá nhân có thể bị môi trường bên ngoài thúc đẩy vào tinh thần kinh doanh để tạo ra những thay đổi. Anh ta cũng có thể là một người năng động muốn giải quyết một vấn đề hoặc chia sẻ một ý tưởng sáng tạo. Lực lượng này đang đến từ bên trong cá nhân. Trước khi đưa ra quyết định bước chân vào thế giới khởi nghiệp, hãy đảm bảo rằng bạn đã sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Nhưng người ta thường nói rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng lớn, vậy tại sao lại không chấp nhận rủi ro đó?